Sinh mỗ bao lâu thì có thai lại được?


Sinh mổ được xem như một cuộc đại phẫu thuật và thường thì thời gian để cơ thể phục hồi trở lại sẽ kéo dài hơn so với sinh thường. Vậy sinh mổ bao lâu thì có thai lại được?

Hậu quả khi mang thai sớm sau khi sinh mổ

- Hậu quả nghiêm trọng nhất của việc này là vỡ cổ tử cung – tai biến thuộc hàng nguy hiểm nhất, đe dọa tính mạng cho cả thai nhi lẫn mẹ bầu. Đồng thời, vết sẹo mổ này có thể bị “bung” trong quá trình chuyển dạ tự nhiên. Những nguy cơ về nhau thai cũng có thể tăng lên ở lần mang thai sau nếu khoảng cách với lần sinh mổ trước ngắn. Nếu khoảng cách dưới 1 năm thì nguy cơ nhau tiền đạo và bong nhau thai là rất lớn.
- Hơn nữa, khi bạn quyết định “có em bé” lại quá sớm, không chỉ cơ thể mà cả tinh thần bạn cũng sẽ phải chịu một áp lục rất lớn. Bên cạnh đó, em bé nhà bạn sẽ không được hưởng đầy đủ tình cảm và sự chăm sóc của ba mẹ, bạn hãy thử nghĩ đến việc bé phải chịu san sẻ tình cảm khi con quá nhỏ.
mẹ sau khi sinh mổ bao lâu thì có thai lại được
Mẹ mang thai lại quá sớm khiến bé phải san sẻ tình cảm khi còn quá nhỏ.

Mẹ mang thai lại quá sớm khiến bé phải san sẻ tình cảm khi còn quá nhỏ

Sinh mổ bao lâu thì có thai lại được?

- Thông thường, vết mổ của các mẹ sinh mổ cần khoảng 3 tháng để lành lại, nhưng giữ gìn càng lâu thì vết thương càng lành tốt hơn và có thể gây ra ít vấn đề hơn, nhất là khi bạn muốn sinh thường ở lần sau. Do đó, sau khi sinh mổ, các bà mẹ thường được khuyên nên chờ đợi khoảng 2 năm hoặc ít nhất là 6 tháng trước khi cố gắng mang thai lại.

Mang thai lại trước thời hạn, mẹ phải làm sao?


- Rất nhiều trường hợp các mẹ sau sinh mổ “không nghe lời” và bị “dính bầu” trước thời hạn vì “bể kế hoạch”, vội vàng mang thai thai lại vì lo lắng cho khả năng thụ thai của mình, hoặc muốn các con “sàn sàn” tuổi cho dễ chơi đùa cùng nhau, việc này sẽ khiến cho các mẹ “đối mặt” với nhiều nguy cơ.

- Nếu giữ thai lại:

Bạn chắc chắn phải chuẩn bị tâm lý để “gánh chịu” những hậu quả có thể xảy ra:
  • Sẹo mổ còn mới, vết mổ cũ có thể bị nứt nếu mang thai lại.
  • Bé trước còn quá nhỏ thiếu sự chăm sóc chu đáo của mẹ.
  • Người mẹ mới sinh xong, cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn, cho nên sức khỏe của cả mẹ và thai nhi đều không được đảm bảo.
  • Khả năng sinh mổ ở lần sau rất cao.
- Nếu mẹ có ý định bỏ thai

Mẹ cũng sẽ gặp phải một số nguy cơ có thể xảy ra:
  • Tử cung còn mềm nên dễ thủng tử cung.
  • Các nguy cơ do hút thai gây ra: nhiễm trùng, băng huyết, sót nhau, sót thai.
  • Có nguy cơ vô sinh thứ phát… 

Có một điều các mẹ cần biết đó là phương pháp mổ lấy thai hiện nay là mổ ngang đoạn dưới tử cung nên khả năng nứt tử cung hoặc vỡ tử cung là thấp, nhưng không có nghĩa là nó không xảy ra. Vì thế, bạn vẫn có thể giữ thai lại nhưng cần chú ý đến một số vẫn đề sau đây:

– 90% bạn sẽ phải tiếp tục sinh mổ vì hai lần mang thai quá gần nhau.

– Kiểm soát cân nặng tốt.

– Hạn chế đồ ngọt.

– Hạn chế vận động và mang vác vật nặng.

– Chăm sóc vết mổ tốt.

– Thường xuyên khám thai.

– Để tránh nứt da bụng, vết mổ cũ thì bạn có thể dùng một số loại kem dưỡng.

– Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cân đối để bé phát triển tốt mà mẹ lại tăng cân không nhiều (mẹ tăng cân khoảng 0.5kg/tháng trong 3 tháng đầu, 1kg/tháng trong 3 tháng giữa va 2kg/tháng trong 3 tháng cuối).

– Tránh việc bồi bổ thai quá nhiều khiến thai to ảnh hưởng đến vết mổ.

– Nhờ đến sự trợ giúp của người thân vì bây giờ bạn không thể tự mình cán đáng việc nhà vừa chăm con nhỏ vừa đưỡng thai được nữa.

– Giữ tâm trạng thoải mái, đừng tự tạo áp lực cho bản thân quá nhiều.

– Chuẩn bị “hầu bao” cho việc nuôi hai đứa nhỏ cùng một lúc.


Mẹ cũng sẽ gặp phải một số nguy cơ có thể xảy ra

Nếu mang thai lại quá sớm sau khi sinh mổ, bạn cần quản lý thai kỳ của mình thật chặt chẽ

Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp ích được cho bạn!