Mẹo trị hăm cho trẻ sơ sinh


Hăm là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết tại da bị bít kín như đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng. Khởi đầu là những mảng da màu hồng nhạt, những vết hăm sẽ có thể bị viêm nhiễm và gây cho bé nhiều khó chịu. Hăm có thể gây ra mụn nhọt , da sẽ bị trầy sướt, dễ nhiễm khuẩn hoặc có thể nhiễm nấm do ẩm ướt. Hăm là vấn đề làm các mẹ phải đau đầu và lo lắng. Chính vì vậy những bài thuốc dân gian luôn là lựa chọn hàng đầu bởi trẻ còn quá nhỏ để sử dụng kháng sinh. Sau đây là những mẹo trị hăm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả.

Thay tã và vệ sinh thường xuyên cho bé

Mẹ nên thay tã thường xuyên cho bé để da bé không tiếp xúc lâu với chất thải, ngăn ngừa tình trạng hăm tã nặng thêm. Mỗi lần thay tã, mẹ phải lau rửa sạch sẽ phân, nước tiểu dính trên da, hậu môn, vùng kín của bé bằng nước ấm, hoặc các loại nước từ thiên nhiên, rửa từ trước ra sau và lau rửa thật nhẹ nhàng vùng da lành trước rồi đến vùng da bị hăm. Sau đó, mẹ lấy khăn mềm sạch thấm khô da bé rồi cho bé mặc tã mới.

Mẹo trị hăm cho trẻ sơ sinh
Thay tã thường xuyên cho bé

Dùng lá trà xanh là mẹo trị hăm cho trẻ sơ sinh an toàn nhất

Trà xanh chứa nhiều vitamin C và các kháng thể tốt cho da vì vậy dùng trà xanh chữa hăm cho bé sẽ yên tâm về độ an toàn. Dùng một nắm trà xanh rửa sạch cho vào nồi đổ khoảng 3l nước rồi đun sôi để nguội.

Cho nước trà xanh ra chậu nhỏ rồi dùng khăn mềm sạch rửa cho bé. Rửa nhẹ nhàng vùng da bị hăm. Sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi lau khô cho bé, giữ thoáng mát, khô ráo là được. Một ngày có thể rửa 3 – 4 lần để hiệu quả được nhanh hơn.

Mẹo trị hăm cho trẻ sơ sinh-1
Lá trà xanh trị hăm cho trẻ
Mẹo trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng túi trà hoa cúc

Hoa cúc nổi tiếng với đặc tính làm dịu và chữa lành vết thương. Dùng túi trà hoa cúc ngâm trong nước nóng khoảng 30’, sau đó dùng bông gòn thấm nước trà vừa nấu thoa lên vùng da bị hăm, một ngày thoa khoảng 3 lần, giữ cho vùng hăm luôn khô ráo, sạch sẽ.

Trị hăm cho bé bằng lá khế

Lá khế có tính mát và sát khuẩn, là loại cây lành tính có thể dùng để tắm hoặc đun nước uống khi bị nóng. Vì vậy dùng lá khế chữa hăm cho bé rất hiệu quả và an toàn.

Lấy một nắm lá khế rửa sạch, ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút cho hết bụi bẩn. Cho vào cối giã nát cùng vài hạt muối rồi cho khoảng 1 lít nước vào khuấy đều lên. Lọc lấy nước lá khế.

Cho vào chiếc chậu nhỏ sạch. Cho bé vào chậu, rửa phần bị hăm của bé, rửa nhẹ nhàng vùng da bị hăm. Sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau khô cho bé. Một ngày rửa 3 – 4 lần sẽ giảm thiểu vùng da bị hăm.

Mẹo trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Lá trầu không chứa thành phần các chất có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, … và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.Vậy nên dùng lá trầu không trị hăm cho bé rất hiệu quả.

Lấy khoảng 3 – 4 lá trầu không, rửa sạch bằng nước muối loãng. Cho vào nồi khoảng 2l nước đun sôi khoảng 5 phút rồi để nguội.

Dùng khăn sạch thấm nước trầu không đã đun sôi để nguội thấm vào vùng da bị hăm của bé khoảng 3 – 4 lần, kiên trì khoảng 3 – 4 ngày là bé sẽ đỡ. Các mẹ nhớ giữ gìn vệ sinh cho bé trong thời gian bị hăm để vùng hăm khỏi lây lan và nặng lên nhé.

Mẹo trị hăm cho trẻ sơ sinh-2
Lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh

Dầu dừa ngăn ngừa và trị hăm cho trẻ sơ sinh

Với tính chất kháng khuẩn, dầu dừa có thể phòng ngừa chứng hăm ở trẻ. Trước khi mặc bỉm bôi một lớp mỏng dầu dừa lên vùng da đóng bỉm của trẻ dầu dừa sẽ giúp bảo vệ vùng da khỏi nước tiểu và phân của bé làm cho vùng da đó ko tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây hăm.

Nếu trẻ đã bị hăm, mẹ nên rửa sạch vùng da bị hăm bôi lên một ít dầu dừa vừa bôi vừa massage nhẹ nhàng cho dầu dừa thẩm thấu, dầu dừa giúp vết hăm tránh khỏi bụi bẩn đồng thời làm cho chỗ bị hăm khô và bạn sẽ thấy chúng từ từ biến mất.

Keyword: Mẹo trị hăm cho trẻ sơ sinh